Bún qua cầu đặc sản ẩm thực trứ danh Mông Tự
Bún qua cầu là một món ăn đặc trưng của Vân Nam nổi tiếng với hương vị đậm đà và cách thưởng thức độc đáo. Món ăn này không chỉ hấp dẫn bởi nước dùng nóng hổi, sợi bún mềm dai mà còn bởi câu chuyện ý nghĩa đằng sau tên gọi. Với sự kết hợp hài hòa giữa nhiều nguyên liệu tươi ngon, bún Mông Tự đã trở thành biểu tượng ẩm thực của vùng đất Vân Nam, được nhiều người yêu thích và tìm kiếm khi đặt chân đến Trung Quốc.
Mục Lục
Bún qua cầu giới thiệu tổng quan
Bún qua cầu là một món đặc sản trứ danh xuất hiện khoảng 200 năm trước tại thành phố Mông Tự, nằm ở phía nam Côn Minh, thuộc tỉnh Vân Nam, cách Bình Biên khoảng 80km.

Bún qua cầu đặc sản ẩm thực trứ danh ở Mông Tự.
Nguyên liệu để chế biến bún qua cầu Vân Nam được chia thành bốn phần chính, mỗi phần yêu cầu một công đoạn chuẩn bị riêng biệt:
Nước súp: đây là thành phần quan trọng nhất, được hầm từ xương lợn, thịt gà và các loại gia vị như hoa hồi, gừng mang đến hương thơm đậm đà. Một lớp mỡ gà phủ trên bề mặt không chỉ giúp nước súp thêm béo ngậy mà còn có tác dụng giữ nhiệt, giúp món ăn nóng lâu hơn.
Mỳ gạo hay bún gạo: thành phần chính của món ăn, được chần nhẹ qua nước súp trước khi thưởng thức.
Nguyên liệu chính: tùy từng quán và vùng miền sẽ có các thành phần ăn kèm khác nhau tạo nên sự phong phú của bát bún. Các nguyên liệu phổ biến gồm: thịt thái lát mỏng, ức gà thái mỏng, trứng, cá, nội tạng, nấm, đậu phụ và các loại rau củ đi kèm như tỏi tây, rau mùi, hành lá thái nhỏ, gừng thái sợi, mộc nhĩ cắt lát tất cả đều được bày riêng ra từng đĩa nhỏ.
Gia vị: các gia vị đi kèm bao gồm các loại như ớt, bột ngọt, tiêu, muối và một số gia vị truyền thống khác để khách hàng tự nêm nếm theo khẩu vị của từng người.

Món ăn này phổ biến đến mức có thể tìm thấy ở khắp Vân Nam cũng như trên toàn Trung Quốc.
Bún qua cầu phổ biến đến mức có thể tìm thấy ở khắp Vân Nam cũng như bất cứ đâu khi bạn đi du lịch Trung Quốc, từ những quán ăn bình dân ven đường đến các nhà hàng sang trọng. Thậm chí, có những chuỗi nhà hàng chuyên phục vụ món ăn này, giúp thực khách dễ dàng thưởng thức hương vị truyền thống dù ở bất cứ đâu.
Hướng dẫn ăn đúng chuẩn phong cách địa phương
Nhiều người chưa quen thường có thói quen húp nước dùng trực tiếp ngay từ bát để cảm nhận hương vị ban đầu, giống như cách ăn các món bún thông thường. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến bỏng miệng, vì nước dùng bún qua cầu luôn được giữ nóng lâu nhờ lớp mỡ phủ bên trên. Thay vào đó, bạn nên dùng muỗng để thử từng chút một và có thể thổi nhẹ trước khi thưởng thức.
Về cách ăn đúng chuẩn, bạn nên bắt đầu bằng cách cho trứng vào trước, sau đó thả các lát thịt sống đã được cắt mỏng vào bát nước dùng đang ở nhiệt độ cao nhất. Nước nóng sẽ làm thịt chín tới, tạo nên độ mềm ngon vừa phải. Tiếp theo, bạn có thể cho thêm các loại topping khác như cá, rau, nấm, đậu hũ, rồi cuối cùng là bún gạo. Khi tất cả nguyên liệu đã được làm nóng và hòa quyện với nước dùng đậm đà, bạn có thể bắt đầu thưởng thức món ăn một cách trọn vẹn nhất.

Hướng dẫn thưởng thức bún qua cầu đúng chuẩn địa phương.
Một chút gia vị như giấm, hành lá hoặc ớt có thể được thêm vào để tăng hương vị. Nhờ sức nóng của nước dùng, các nguyên liệu sẽ từ từ chín ngay tại bàn, mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo và hấp dẫn.
Câu chuyện tình cảm động gắn liền với truyền thuyết
Tên gọi bún qua cầu gắn liền với một câu chuyện đẹp về tình yêu. Tương truyền rằng, tại vùng đất Mông Tự có một hồ nước trong xanh, giữa hồ là một hòn đảo nhỏ được nối với đất liền bằng một cây cầu gỗ. Nhờ không gian yên tĩnh và thanh bình, hòn đảo trở thành nơi lui tới của nhiều sĩ tử địa phương, những người ngày đêm miệt mài ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi triều đình.

Câu chuyện tình cảm động về món ẩm thực trứ danh ở Vân Nam.
Có một chàng sĩ tử vô cùng chăm chỉ, dành toàn bộ thời gian vùi mình vào sách vở đến mức quên cả ăn uống. Ngày ngày, người vợ tận tụy mang bát bún nóng hổi đến cho chồng, nhưng vì quá mải mê học hành, anh thường bỏ quên đến khi bún nguội lạnh, sợi bún trương lên, mất đi hương vị thơm ngon. Việc ăn uống thất thường khiến sức khỏe anh suy giảm, cơ thể dần trở nên yếu ớt. Thương chồng, người vợ trăn trở tìm cách giữ cho món ăn luôn nóng hổi dù để lâu.
Sau nhiều suy nghĩ, cô nảy ra một ý tưởng: hầm một con gà lấy nước dùng đậm đà, sau đó sắp xếp các nguyên liệu vào từng bát riêng biệt. Khi ăn, chồng cô chỉ cần thả chúng vào bát nước dùng nóng là có thể thưởng thức ngay. Nhờ lớp mỡ gà béo ngậy phủ trên bề mặt và chiếc nồi đất giữ nhiệt tốt, nước dùng có thể duy trì độ nóng đủ lâu để làm chín bún cùng các nguyên liệu khác. Nhờ đó, chàng sĩ tử ăn uống ngon miệng hơn, sức khỏe dần hồi phục và có thể tập trung ôn luyện. Cuối cùng, anh đã xuất sắc vượt qua kỳ thi, trở thành trạng nguyên, và không quên công lao chăm sóc tận tụy của vợ mình.

Nước sup nóng hổi được phủ một lớp mỡ gà nên trên để giữ độ nóng.
Câu chuyện về người vợ tận tâm, ngày ngày đi qua cầu mang bún cho chồng dần trở thành huyền thoại, truyền từ đời này sang đời khác. Vì cô phải băng qua cây cầu mỗi ngày để mang đồ ăn cho chồng, mọi người đã đặt tên cho món ăn này là bún qua cầu. Ngày nay, món đặc sản này là niềm tự hào của ẩm thực Vân Nam và vào năm 2008 chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Các tour thưởng thức đặc sản bún qua cầu ở Mông Tự
Nếu bạn có vốn tiếng Trung khá, có kinh nghiệm làm thủ tục trong việc xuất nhập cảnh và không ngại việc phải tìm phòng khách sạn, di chuyển thì du lịch tự túc là một lựa chọn hợp lý dành cho bạn. Nếu không thì Vietsky cung cấp nhiều lựa chọn cho du khách nếu muốn tới du lịch tới Mông Tự và thưởng thức đặc sản bún qua cầu ngay trên quê hương của nó, lịch trình thường được kết hợp với các điểm đến khác như Di Lặc và Kiến Thủy.
Tour | Lịch trình | Liên hệ |
Tour Hà Khẩu – Bình Biên – Mông Tự | 2 ngày 2 đêm |
Hotline/Zalo: 0962.971.873 |
Tour Hà Khẩu – Bình Biên – Kiến Thủy – Mông Tự | 3 ngày 3 đêm | |
Tour Hà Khẩu – Bình Biên – Di Lặc – Kiến Thủy – Khai Viễn – Mông Tự | 4 ngày 4 đêm |
Một số điểm tham quan nổi tiếng ở Mông Tự
Vườn lựu Vạn Mẫu
Vườn Lựu Vạn Mẫu nằm tại thành phố Mông Tự là một trong những trang trại trồng lựu nổi tiếng nhất Trung Quốc. Vào dịp tháng 8 hàng năm mùa lựu chín, du khách có cơ hội ngắm nhìn những chùm lựu đỏ rực, căng mọng treo lủng lẳng trên cành. Lựu Mông Tự được biết đến với những hạt lớn, mọng nước, vị ngọt thanh và hương thơm đặc trưng.

Vườn lựu Vạn Mẫu
Bên cạnh những vườn lựu bạt ngàn, cảnh quan nơi đây còn được tô điểm bởi những dãy núi hùng vĩ, dòng nước trong xanh của Nam Sơn Đông và các công trình kiến trúc ấn tượng, nổi bật nhất là tháp Chu Tử, tạo nên một điểm du lịch sinh thái đầy sức hút.
Ngày nay, Vườn Lựu Mông Tự không chỉ là niềm tự hào của địa phương mà còn trở thành một điểm đến du lịch nổi bật, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm và ngày càng khẳng định danh tiếng trên trường quốc tế.
Lầu Chu Tử
Lầu Chu Tử là một công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa và là biểu tượng tiêu biểu, gắn liền với sự phát triển và thịnh vượng của Mông Tự qua nhiều thế kỷ. Được xây dựng với phong cách cổ kính, lầu nổi bật với kiến trúc tinh xảo, mái cong mềm mại, chạm khắc tinh tế cùng màu sắc hài hòa, tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm.

Lầu Chu Tử là một tháp hình bát giác với bẩy tầng với tổng diện tích hơn 10.000 mẫu.
Từ lầu Chu Tử, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toàn cảnh thiên nhiên hùng vĩ, với những vườn lựu bạt ngàn và dòng nước trong xanh uốn lượn quanh vùng. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, lầu Chu Tử còn là điểm đến văn hóa quan trọng, thu hút du khách và những người yêu thích khám phá lịch sử.
Nếu có dịp đặt chân đến Trung Quốc, bún qua cầu chắc chắn là một đặc sản bạn không nên bỏ lỡ. Món ăn này không chỉ chinh phục thực khách bởi hương vị thơm ngon, nước dùng đậm đà và cách thưởng thức độc đáo, mà còn gói trọn trong đó một câu chuyện ý nghĩa về tình yêu và sự tận tâm. Thưởng thức bún qua cầu không chỉ là trải nghiệm ẩm thực mà còn là hành trình khám phá nét văn hóa tinh tế của vùng đất Vân Nam, khiến chuyến đi của bạn thêm phần đáng nhớ.