Hotline: 0989 383 685

Bảo tàng Chăm Pa Đà Nẵng: Địa chỉ, giá vé, thuyết minh, cảm nhận về bảo tàng

Bảo tàng  Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày rất nhiều những hiện vật Chăm phong phú. Với quy mô lớn, bảo tàng chuyên sưu tập, cất giữ, trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa.

Các di vật này được tìm thấy ở các thành lũy Chăm, các tháp tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Xem thêm: Tour du lịch Đà Nẵng

Bảo tàng Chăm Pa Đà Nẵng

1. Địa chỉ bảo tàng Chăm Đà Nẵng

– Văn phòng: số 01, đường Trưng Nữ Vương, Đà Nẵng. 
– Lối vào tham quan: số 02, đường 2 tháng 9, Đà Nẵng.
– Lối ra: số 02B,  đường 2 tháng 9

2. Giá vé bảo tàng Chăm Đà Nẵng

Mức thu phí
 
a) Người lớn 60.000 đồng/lần/người.
b) Sinh viên 10.000 đồng/lần/người.
 
Các trường hợp miễn thu phí
 
a) Giảm 50% phí tham quan Bảo tàng cho các đối tượng sau:
 
– Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa qui định tại điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa” (đọc thêm qui định tại đây).
 
– Người khuyết tật có giấy xác nhận khuyết tật qui định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật (đọc thêm qui định tại đây).
 
– Người cao tuổi theo qui định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên (đọc thêm qui định tại đây).
 
b) Miễn phí tham quan Bảo tàng cho các đối tượng sau:
 
– Người khuyết tật đặc biệt nặng theo qui định tại khoản 1 điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.
 
– Người dưới 18 tuổi.
 
c) Người thuộc diện được hưởng nhiều mức ưu đãi nêu trên thì chỉ được hưởng một mức ưu đãi cao nhất.

3. Thuyế minh – Cảm nhận về bảo tàng Chăm Đà Nẵng

Tọa lạc tại vị trí vô cùng thuận lợi, ngã ba của hai tuyến đường đẹp nhất thành phố Đà Nẵng, bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng có diện tích rộng lớn lên đến 6673 m2 với phần diện tích trưng bày là 2000 m2

Bảo tàng Chăm Pa Đà Nẵng

Bảo tàng Chăm Pa Đà Nẵng

Ấn tượng đậm nét của khách du lịch đến với Bảo tàng Chăm trước hết là ở một không gian cổ kính được tạo nên bởi những bức điêu khắc được chạm trổ hết sức trau chuốt và đều đặn. Bước vào khoảng sân rộng, thoáng mát với những cây cổ thụ lâu năm đến những cây hoa xinh đẹp đầy đủ sắc màu, du khách như được hòa mình vào thiên nhiên, vào không khí uy nghi, kì thú của không gian nơi đây.

Năm 2011,sau khi tiến hành đăng ký đề nghị các hiện vật là Bảo vật Quốc gia , Hội đồng thẩm định Bảo vật Quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xét chọn 03 hiện vật Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu, Bồ tát Tara của bảo tàng là Bảo vật Quốc gia trong đợt đầu tiên.

Thuyết minh về cổ viện Chàm

Thuyết minh về cổ viện Chàm

Phòng Mỹ Sơn ở bảo tàng Chăm

Đài thờ Mỹ Sơn: Ở giữa của mặt trước đài thờ là một cấp bậc nhỏ, thành của cấp bậc chạm tả cảnh người trong điệu múa khăn. Trên đài thờ là tượng của hai vị thần Skanda và Ganesa trong tư thế đứng, ngồi.

Đài thờ Trà Kiệu

Đài thờ Trà Kiệu (thế kỷ VII-VIII) gồm hai phần.Với phần bên trên là hai thớt tròn, được thiết kế với những cánh hoa sen cách điệu phía trên và dưới đối xứng nhau. Thể hiện Yoni, thớt phía trên với rãnh và vòi dẫn nước, ôm lấy một linga.

Vũ nữ Apsara

Phần bên dưới thì gồm một đế thờ hình vuông với bốn mặt có vô số hình người được chạm khắc tinh xảo. Hai mặt của đài thờ được khắc họa bởi hình ảnh vũ nữ Apsara trong tư thế múa tribhanga.

Du khách sẽ đặc biệt ấn tượng với thân mình của ngưỡi vũ nữ Apsara uốn cong mềm mại, uyển chuyển bên cạnh nhạc công với vẻ mặt tươi tắn đang chơi đàn Vina – một loại nhạc cụ truyền thống của Ấn Độ.

Tượng Bồ tát Tara

Tượng Bồ tát Tara (cuối thế kỷ IX-đầu thế kỷ X) là tượng bằng đồng lớn nhất của nghệ thuật Chăm. Bồ tát được điêu khắc với dáng đứng thẳng, hai tay đưa ra phía trước, bên tay trái cầm tù và ốc, bên tay phải cầm hoa sen nở, ở trong có gương sen.

Phòng Đồng Dương bảo tàng Chăm

Theo văn bia, năm 875 vua Indravarman II đã cho xây dựng ở Đồng Dương một công trình gồm tu viện và đền tháp để thờ Bồ tát Lakmindra Lokesvara, một dạng của Bồ tát quán thế âm.

Các kiến trúc được bao bọc bởi những vòng thành hình chữ nhật, nối tiếp nhau theo trục đông-tây. Mỗi vòng thành có một tháp cổng mở về hướng đông, hai bên cổng có các tượng thần hộ pháp canh giữ.

Ngoài vẻ đẹp độc đáo của chiếc váy thì sự tinh tế trong việc chạm khắc ngoại hình của nhân vật đã khiến cho tác phẩm này đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình. Đó là vẻ đẹp cân đối của người phụ nữ. 

Bảo tàng Chăm Pa đã tạo nên một sức hút mạnh mẽ cho du khách khi đến với mảnh đất Đà Nẵng xinh tươi. Đến với bảo tàng Chăm du khách sẽ được thưởng thức những bức điêu khắc tuyệt tác.

Trên đây là bài viết “Bảo tàng Chăm Pa Đà Nẵng”. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích.

Rate this post
0989 383 685
back to top