Thành cổ Luy Lâu Thuận Thành bí ẩn ngàn năm giữa lòng Kinh Bắc
Thành cổ Luy Lâu nơi đặt trị sở đô hộ của nhà Hán phương bắc đối với nước ta, nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là nơi đầu tiên mà Phật Giáo từ Ấn Độ đã truyền bá sang ta. Chính vì vậy Luy Lâu mang trong mình giá trị lịch sử và văn hóa vô giá, nơi đây không chỉ là điểm đến thu hút du khách mà còn là niềm tự hào của người dân địa phương.
Công ty du lịch Bắc Ninh tổ chức các chuyến tham quan thành cổ Luy Lâu và các địa danh lân cận. Vietsky rất hân hạnh được đồng hành với du khách trong chuyến tham quan Bắc Ninh sắp tới.
Mục Lục
Thành cổ Luy Lâu hành trình ngược dòng lịch sử
Thành cổ Luy Lâu được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, hiện nay nằm ở xã Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đây từng là kinh đô của nước Âu Lạc do vua An Dương Vương xây dựng sau khi rời đô từ Cổ Loa. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, thành cổ Luy Lâu đã chứng kiến nhiều trận đánh khốc liệt chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Sau khi vua An Dương Vương mất nước, thành cổ Luy Lâu đã bị quân xâm lược phá hủy, chỉ còn lại những dấu tích hoang tàn.
Trong thời kỳ Bắc thuộc nhà Đông Ngô, Sĩ Nhiếp một quan chức người Hán được cử làm Thái Thú đất Giao Châu, ông đã cho xây dựng lại thành Luy Lâu, đặt làm trung tâm của bộ máy cai trị. Luy Lâu thời Bắc thuộc không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là trung tâm kinh tế thương mại, trung tâm văn hóa tôn giáo lớn và cổ xưa nhất.Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt, hệ thống di tích, chùa tháp đều cho thấy điều đó.
Thành cổ Luy Lâu được xây dựng với kiến trúc độc đáo, là một tòa thành đất hình chữ nhật với chiều dài 680m, chiều rộng 520m, chu vi hơn 2km. Tường thành cao trung bình 8m, dày 20m, được bao bọc bởi hào nước rộng 20m, sâu 3m. Thành mở cửa chính ở giữa lũy Tây nhìn ra sông Dâu, hai bên có dựng lầu gác. Cửa sau mở ra phía Đông, trên mặt 4 góc thành là đồn canh.
Bao ngoài thành lũy là hệ thống hào nối thông với nhau và nhận nước từ dòng sông Dâu vừa tạo chướng ngại vật vừa là hệ thống giao thông ra vào thành. Phía ngoài hào là những lũy tre dày đặc làm cho việc phòng vệ lũy thành khá hiểm trở, vững chắc. Bên trong thành có nhiều khu vực được chia thành từng khu riêng biệt, phục vụ cho các chức năng khác nhau như: cung điện vua, dinh thất, khu di tích, kho bãi, nhà cửa…
Điều đặc biệt khiến thành cổ Luy Lâu trở nên thu hút du khách chính là những bí ẩn lịch sử vẫn còn chưa được giải mã. Nhiều giả thuyết được đặt ra về mục đích xây dựng thành cổ, về những công trình kiến trúc bên trong và về số phận của kinh đô Âu Lạc sau khi bị quân xâm lược tấn công. Những bí ẩn này càng khiến cho thành cổ Luy Lâu trở nên hấp dẫn và thu hút du khách.
Do tác động của chiến tranh, dấu ấn của thời gian mà giờ đây thành cổ đã bị san bằng gần hết. Hiện nay chỉ còn một đoạn thành dài nằm ven sông Dâu. Đi sâu vào trong thành, bạn sẽ được tận hưởng cảnh quan thiên nhiên trầm lặng, cổ kính với cây cầu đá 2.000 năm tuổi dẫn vào ngôi Đền thờ Sĩ Nhiếp.
Năm 1964, thành cổ Luy Lâu được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Ngày nay, di tích này đang được chính quyền địa phương và người dân địa phương nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị.
Có thể bạn quan tâm: Đại lý vé máy bay Bắc Ninh
Luy Lâu vùng đất cổ nơi truyền bá Phật Giáo đầu tiên tại Việt Nam
Vào thế kỷ thứ II sau Công Nguyên, những đoàn thuyền buôn của thương nhân Ấn Độ đầu tiên đã đến buôn bán tại Luy Lâu, đi theo họ còn có những tăng lữ Phật Giáo, để rồi con đường buôn cũng trở thành con đường truyền giáo. Đạo Phật theo con đường này đã vào Việt Nam và Luy Lâu là nơi đầu tiên mà Phật Giáo từ Ấn Độ đã truyền bá sang nước ta.
Những di tích, di chỉ, tài liệu còn lại quanh thành Luy Lâu đã khẳng định lại một lần nữa những nhận định trên. Những dấu tích của một toà thành cổ, trong thành có đền thờ của Sĩ Nhiếp, quanh vùng còn nhiều di tích về đình chùa, bi ký…
Về tài liệu ghi chép trong sách sử, bia đá những phật tích/chứng tích trong chùa Dâu như: bộ ván in và cuốn “Cổ Châu Phật Bản Hạnh” đã xác định nhiều chi tiết cho biết: chùa Dâu là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú và Luy Lâu là đô thị trung tâm của những thế kỷ II, III.
Gần đây thông qua các đợt khai quật tại Luy Lâu, các nhà nghiên cứu phát hiện những mảnh khuôn đúc Trống Đồng, những tấm bia đá cổ có niên đại 314 và tấm bia đá có niên đại 601. Các nhà chuyên môn xác định hai tấm bia được tìm thấy có niên đại cổ nhất, nhì Việt Nam đều thuộc vùng Dâu – Luy Lâu. Ngoài ra còn khai quật và phát hiện nhiều di vật quý giá như: gạch, ngói, đồ gốm sứ, đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất…
Từng đấy chứng cứ càng làm khẳng định thêm rất nhiều khả năng trung tâm Phật Giáo đầu tiên của nước ta cũng là thành Luy Lâu với khu di tích khảo cổ học Thành Luy Lâu, Chùa Dâu và quần thể di tích thờ Tứ Pháp…
Hiện trạng thành cổ Luy Lâu
Hiện tại, những người đi qua khu phố Dâu, trung tâm của xã Thanh Khương chỉ còn biết tới thành cổ Luy Lâu thông qua cái cổng chào. Trải qua năm tháng, thành cổ Luy Lâu còn lại rất ít di tích và không còn lưu giữ được nhiều hiện trạng ban đầu.
Tuy đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia cách đây gần nửa thế kỷ vậy mà xung quanh quần thể không có một biển báo hay chỉ dẫn nào nên nhiều khách du lịch về thăm chùa Dâu, chùa Bút Tháp mà không biết rằng thành cổ Luy Lâu nằm ngay cạnh. Trong khi đó địa phương lại không có đủ khả năng để tiến hành những dự án quy hoạch và khảo cổ lớn đối với khu di tích quan trọng này. Lối vào nội thành Luy Lâu giờ đây cũng đang bị khuất lấp bởi người dân tổ chức họp chợ mỗi ngày. Đây là những nguyên nhân chính dẫn tới việc một di tích minh chứng cho thời kỳ phát triển rực rỡ trong lịch sử dân tộc đang dần chìm trong sự quên lãng?
Một số nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử từng đến Luy Lâu không khỏi xót xa khi chứng kiến cả một quần thể di tích lịch sử văn hóa vốn được coi là kinh đô thứ 2 của nước ta sau thành Cổ Loa lại đang chìm dần, bị lãng quên trong sự vô tâm của những người dân bản địa.
Tuy có giá trị to lớn đang trở thành đối tượng quan trọng hàng đầu trong việc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam thời Bắc thuộc nhưng nhiều năm nay, thành cổ Luy Lâu dường như vẫn chỉ nằm yên với vai trò phục vụ cho quá trình nghiên cứu còn việc phát huy giá trị di tích thì gần như bị lãng quên. Cũng theo ông Nghiên thì đền Lũng Khê đã đôi lần được tôn tạo, sửa chữa nhưng chỉ là những phần nhỏ còn kế hoạch trùng tu tổng thể thì chưa biết đến bao giờ… Đã từng có người về khảo sát, đo đạc với kế hoạch cải tạo khu vực nội thành để phát triển kinh doanh du lịch nhưng sau đó lại “bặt vô âm tín”.
Có thể bạn quan tâm: Du lịch Bắc Ninh 1 ngày
Các điểm tham quan gần thành cổ Luy Lâu
Làng tranh Đông Hồ: là một làng nghề cổ truyền sinh sống bằng nghề làm tranh khắc gỗ đã trải qua hơn 400 năm lịch sử. Đây là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc nơi còn lưu giữ cách làm tranh cổ xưa nhất của vùng đất Kinh Bắc. Ngày nay, mặc dù làng Đông Hồ đã thu hẹp về quy mô và số lượng nhưng nơi đây vẫn là một địa điểm lưu giữ bản sắc làm tranh Đông Hồ cổ truyền độc đáo nhất.
Đền thờ Sĩ Nhiếp: nằm trên một gò đất cao cuối làng Tam Á. Theo các tài liệu và văn bia còn được lưu giữ tại đây cho biết chính là nơi Sỹ Nhiếp đã mở trường dạy chữ Hán và truyền thụ Nho Giáo đầu tiên ở nước ta. Hàng năm tại đây, tổ chức lễ hội diễn ra từ ngày mồng 5 đến hết ngày mồng 7 tháng giêng.
Chùa Bút Tháp: được xây dựng từ thế kỷ 14 với diện tích khoảng 10.000m2, tọa lạc tại thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành. Hiện trong chùa đang còn lưu giữ bốn Bảo vật Quốc gia được bảo tồn tương đối nguyên vẹn: kiệt tác Tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2012 và 3 Bảo vật được công nhận tháng 1-2021 là: Tượng Tam thế, Tòa Cửu phẩm Liên Hoa và Hương án. Tất cả các bảo vật đều được tạo tác từ thế kỷ XVII trên chất liệu gỗ.
Đền thờ thủy tổ Kinh Dương Vương: tọa lạc ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành. Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương là một di tích lịch sử đặc biệt để tri ân và thờ phụng Kinh Dương Vương người được coi là thủy tổ dân tộc có công khai mở nước. Điều vô cùng quý giá của quần thể di tích là còn bảo lưu được kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: thần phả, sắc phong, bia đá, hoành phi, câu đối, tín ngưỡng.
Chùa Dâu: là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, khởi nguồn của đạo Phật, được xây dựng từ thế kỉ thứ 2. Đây là một trong những điểm du lịch tâm linh,văn hóa tín ngưỡng có giá trị lịch sử về văn hóa tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến hành hương. Năm 2013, chùa Dâu được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Khám phá Luy Lâu ăn gì?
Đến xứ quan họ Bắc Ninh ngoài những cảnh đẹp hay lễ hội, văn hoá truyền thống thì ẩm thực cũng mang nét đặc sắc riêng. Trên đường ghé thăm vùng đất Luy Lâu, bạn nhớ dành thời gian thưởng thức các món ăn nổi tiếng ở nơi đây như:
Nem Bùi Ninh Xá: có xuất xứ ở Làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã xuất hiện ngót nghét trăm năm nay. Đây là món đặc sản Bắc Ninh nổi tiếng mà bạn nhất định phải thử khi ghé vùng quê quan họ. Nem có phần thính làm từ gạo rang xay nhuyễn, nhân thịt heo thơm ngon kích thích vị giác, được ăn kèm với lá sung, chấm cùng tương ớt, rất phù hợp cho các dân nhậu nhâm nhi thêm cốc bia mát lạnh.
Gà Hồ: có nguồn gốc của gà Hồ từ thị trấn Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành. Đây là giống gà dùng để tiến vua thời xưa vừa quý hiếm lại vừa đắt đỏ. Gà Hồ có thân hình vạm vỡ, tầm vóc khá to so với các giống gà địa phương khác. Khi trưởng thành con trống nặng 4,5 – 5,5 kg/con; con mái nặng 3,5 – 4,0 kg/con.
Cháo cá Tích Nghi: Người đầu tiên bán món cháo này là gia đình bà Tích Nghi ở phường Vệ An, Bắc Ninh vào những năm 70. Sau khi nổi tiếng khắp vùng, cái tên cháo cá Tích Nghi cũng từ đó mà ra đời. Cá dùng để nấu đa phần là cá chép hoặc trắm bởi phần thịt dai, ngon. Tuy vậy, cháo không hề có vị tanh nồng bởi đã được sơ chế kĩ càng và kết hợp nhiều loại gia vị như tiêu, giấm tỏi, ớt khô.
Bánh tro Đình Tổ: không giống với bánh tro ở các nơi khác, bánh tro Đình Tổ có màu sắc trong suốt như hổ phách, độc đáo và cầu kỳ từ cung cách chế biển đến thưởng ngoạn. Bánh được làm từ gạo nếp, nước tro, một ít vôi, bánh được gói bằng lá chuối hoặc lá dong và mật mía. Bánh có vị ngọt ngào, thanh mát tạo nên nét đặc sắc riêng của vùng đất cổ Luy Lâu giàu văn hóa, đậm đà nghĩa tình.