Du Lịch Điện Biên Đi Đâu, Ở Đâu, Chơi Gì, Ăn Gì ?
Việt Nam đất nước đã trải qua bao đau thương do chiến tranh, từ thời phong kiến cho tới 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Đau thương mất mát là vậy nhưng trong chiến tranh dân tộc chúng ta đã làm nên bao nhiêu điều kỳ diệu bao nhiêu chiến tích mà cả thế giới phải ngả mũ thán phục, tiêu biểu trong số đó là chiến dịch Điện Biên Phủ vang vọng 5 châu chấn động địa cầu. Chiến dịch năm 1954 đã làm thay đổi rất nhiều điều trong cuộc chiến chống Pháp, giúp dân tộc Việt Nam kiên cường chiến thắng.
Xem thêm: Tour du lịch Tây Bắc giá rẻ
Mảnh đất Điện Biên được biết đến là nơi ghi dấu những chiến thắng hào hùng của quân và dân Việt Nam. Du lịch Điện Biên, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà còn được sống lại trong những trang sử chói lọi của dân tộc. Đến với Điện Biên du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh quan tuyệt vời của thiên nhiên, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của vùng đất chiến tranh khốc liệt 1 thời, được khám phá bản sắc văn hóa của bà con dân tộc thiểu số, được thưởng thức những món ăn ngon truyền thống và hơn hết là được trải nghiệm để bản thân ai đã đừng đi qua Điện Biên sẽ học được cho mình 1 vài điều gì đó.
Về Điện Biên
Nằm ở khu vực miền núi Tây Bắc, giáp với Sơn La, Lai Châu và có đường biên giới với nước bạn Lào. Do địa hình miền núi còn nhiều hạn chế nên các bạn cần tìm hiểu kỹ về Điện Biên trước khi chuẩn bị lên kế hoạch cho chuyến du lịch của mình để tránh những sai lầm không đáng có. Những thông tin này các bạn có thể tìm kiếm trên internet hoặc đọc hết bài viết này nhé.
Cách Thủ đô Hà Nội 500km, Điện Biên là một tỉnh miền núi có địa hình tương đối phức tạp. Khắp nơi trong địa bàn tỉnh là những thung lũng và sông suối nhỏ hẹp nằm xen kẽ giữa những dãy núi cao hùng vĩ chạy dài dọc biên giới Việt – Lào. Chính địa hình phức tạp đó lại đem tới cho du lịch Điện Biên sức hấp dẫn lạ kì, tựa như một thỏi nam châm hút du khách từ khắp nơi tìm đến.
Ngày nay, các cơ quan chức năng Điện Biên ngoài việc phát triển kinh tế nông nghiệp ra thì các hoạt động sản xuất thương mại cũng được đẩy mạnh, tính đến nay Điện Biên đã có khá nhiều thay đổi về mọi mặt, từ cơ sở hạ tầng giao thông cho tới các chính sách thúc đẩy tinh tế và du lịch chắc chắn là 1 ngành quan trọng được Điện Biên chú trọng, cho nên các bạn có thể thấy hình ảnh du lịch ĐIện Biên ngày càng được nhiều người biết đến.
Những thông tin dưới đây là những kinh nghiệm du lịch Điện Biên quan trọng mà các bạn có thể tham khảo để chuẩn bị tốt hơn cho hành trình khám phá của mình cùng bạn bè hoặc gia đình. Đây là nguồn thông tin được tổng hợp nên có thể không chính xác 100% nhưng sẽ đủ để các bạn tìm hiểu và lên kế hoạch.
Thời Điểm Thích Hợp Để Tới Thăm Điện Biên
Là yếu tố quan trọng để có 1 chuyến đi vui vẻ, chọn thời điểm để đi du lịch Điện Biên các bạn phải thực hiện một cách cẩn thận. Vì thời điểm đi sẽ quyết định bạn nên đi đâu, đi cung đường nào, như vậy mới ngắm nhìn được hết những cái đẹp ở Điện Biên. Bạn phải chọn lựa cẩn thận thời điểm thật tốt để tránh những thời điểm xấu về thời tiết vì ở Điện Biên đường xá còn chưa được như ở một số địa phương khác nên bạn đi vào những ngày mưa gió sẽ rất nguy hiểm.
Vào tháng 3, khi những cơn mưa xuân vừa dứt cũng là lúc hoa ban bung nở trắng xóa khắp các tuyến đường và triền núi ở Điện Biên. Thời điểm này, nhiều du khách lại rủ nhau về đây để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi và có phần hoang sơ của mảnh đất vùng Tây Bắc. Đây là một thời điểm khá tốt để các bạn đi, thời tiết mát mẻ dễ chịu, cây cối đâm chồi nảy lộc, có nhiều loài hoa nở vào thời điểm này.
Tháng 9 về, Điện Biên lại khiến du khách say lòng khi khoác lên mình chiếc áo vàng rực rỡ của những cánh đồng lúa chín trải dài bất tận. Cũng là màu vàng rực rỡ, nhưng chiếc áo vàng mà Điện Biên mặc vào những ngày tháng 11 lại được dệt từ vẻ đẹp kiêu sa pha lẫn nét hoang dại của những bông hoa dã quỳ đang đua nở. Nếu như là một lời khuyên thì chúng tôi khuyên bạn nên đi vào thời điểm này trong năm là tuyệt vời nhất.
Đặc biệt, nếu có dịp đến Điện Biên vào ngày 7/5, du khách sẽ có cơ hội hòa mình vào nhiều hoạt động văn hóa kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, lắng nghe câu chuyện do những cựu chiến binh kể lại và được sống trong không khí hào hùng, đầy tự hào của lịch sử nước nhà. Các bạn cũng có thể lựa chọn để lên tham quan và giao lưu cùng mọi người.
Đi Lên Điện Biên
Di chuyển lên Điện Biên hiện nay có rất nhiều cách để phục vụ cho mọi người di chuyển lên Điện Biên nhưng phổ biến vẫn là 2 hình thức là đi xe khách và đi xe máy hoặc đi tour. Thực tế thì đi tour vẫn là di chuyển bằng xe khách, ở đây chủ yếu là những người đi du lịch sau đó lên Điện Biên nghỉ ngơi hoặc thuê xe máy để khám phá. Đi xe máy từ Hà Nội lên thường là các bạn phượt thủ ưa khám phá . Vì khoảng cách từ Hà Nộ lên Điện biên là khá xa không phải ai cũng đi xe máy lên được.
Hiện nay, có rất nhiều hãng xe khai thác tuyến đường Hà Nội – Điện Biên. Chỉ cần tới bến xe Giáp Bát hoặc Mỹ Đình, du khách có thể dễ dàng mua vé xe giường nằm chất lượng cao để tới Điện Biên với mức giá từ 300.000-350.000 đồng.
Để thuận tiện trong việc di chuyển giữa các điểm du lịch, nhiều du khách chọn cách tới Điện Biên bằng phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, phải điều khiển xe trên một quãng đường dài sẽ khiến du khách tiêu tốn nhiều sức lực và chạy xe trên tuyến đường không quen có thể khiến việc di chuyển mất nhiều thời gian hơn.
Đối với các bạn phượt thủ thì khác, do có kinh nghiệm đi lại và mong muốn trải nghiệm trên tuyến đường mình đi qua nên các bạn ấy sẽ không ngại vấn đề xa. Có chăng việc đi xe máy từ Hà Nội lên Điện Biên sẽ khá mệt mỏi, hơn nữa để an toàn thì cần đi theo đoàn.
Nghỉ Ngơi Tại Điện Biên
Việc chuẩn bị địa điểm nghỉ ngơi cũng rất quan trọng, bạn sẽ rất mệt mỏi và khó chịu nếu như sau 1 chuyến đi dài lên Điện Biên lại còn mất công tìm kiếm chổ nghỉ ngơi nữa đúng không nào? Mặc dù Điện Biên không quá phát triển du lịch nhưng khách sạn, nhà nghỉ ở các khu vực thị trấn, khu dân cư là không thiếu bạn hoàn toàn có thể hỏi thăm người dân địa phương để biết. Nếu không bạn có thể tìm hiểu và đặt phòng trước qua mạng để đỡ mất thời gian.
Các dịch vụ du lịch tại Điện Biên hiện nay tương đối phát triển, kèm theo đó là nhiều khách sạn và nhà nghỉ được mở ra để phục vụ nhu cầu ngày một cao của du khách. Với mức giá từ 150.000 – 500.000 đồng, du khách có thể thuê được một điểm lưu trú để lấy lại sức lực sau ngày dài mệt mỏi.
Một số khách sạn được đánh giá cao mà du khách nên tham khảo khi đến thăm mảnh đất huyền thoại này là khách sạn Ủy Ban, khách sạn Hà Nội Điện Biên Phủ, khách sạn Công Đoàn… Đây là những khách sạn có đầy đủ tiện nghi, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách.
Khi khám phá các địa điểm du lịch ở Điện Biên thì không phải ở đâu cũng có khách sạn, nhà nghỉ tiện nghi, thay vào đó các bạn có thể nghỉ ở các homestay thậm chí bạn có thể vào các khu vực làng bản để nghỉ ngơi ở trong đó khi được bà con cho phép, nếu đi theo đoàn thì bạn hoàn toàn có thể thuê hẳn 1 nhà sàn để ngủ tập thể, vì trên các bản làng thường có 1 nhà sàn giống như nhà văn hóa ở miền xuôi vậy.
Các Địa Điểm Tham Quan Tại Điện Biên
Đi du lịch chắc chắn phải tham quan các địa điểm mà mình đến là điều đương nhiên, nhưng sau một chặng đường dài thì các bạn cần nghỉ ngơi lấy lại sức trước khi tiếp tục.
Sau khi di chuyển một quãng đường dài đến Điện Biên, du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn trong những khu du lịch suối khoáng nóng thơ mộng như khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng U Va hay suối khoáng nóng Hua Pe. Khi đã phục hồi thể lực, du khách có thể thỏa thích khám phá thảm thực vật phong phú tại hồ Pá Khoang, ghé thăm cánh đồng Mường Thanh bát ngát, chinh phục đèo Pha Đin ngoằn ngoèo và chênh vênh trong “tứ đại đỉnh đèo”… Còn rất nhiều địa điểm nữa mà chúng tôi thể kể hết, các bạn có thể tự đi và tự cảm nhận những địa điểm này và khám phá những địa điểm mới, những con người mới.
Cảm xúc khi khám phá vẻ đẹp của các hang động huyền bí như động Pa Thơm, động Xá Nhè hay ghé thăm A Pa Chải – cột mốc phân chia ranh giới giữa 3 nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc là chắc chắn còn hằn sâu trong tâm trí lữ khách phương xa tới thăm Điện Biên. Đó là những biểu tượng tinh thần, biểu tượng dân tộc, bạn sẽ không tìm được ở đâu như Điện Biên vì đơn giản Điện Biên là độc nhất vô nhị.
Và đương nhiên, đã du lịch Điện Biên, hầu hết du khách đều muốn đến thăm những di tích lịch sử như tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, đồi A1 và hầm chỉ huy tướng Đờ Cát – những địa danh gắn liền với trang sử hiển hách của dân tộc về chiến thắng Điện Biên Phủ gây chấn động thế giới năm xưa. Sẽ thật ấn tượng khi các bạn nhìn và hình dung về chiến trường ác liệt mà cha ông ta đã từng trải qua, trên mỗi tấc đất ở các khu vực này đều thấm đẫm xương máu của cha ông ta.
Nhìn lên những ngọn đồi, bạn sẽ cảm nhận được sự vất vả khi kéo từng khẩu pháo lên đồi, những câu chuyện lấy thân mình chèn pháo sẽ được nhắc lại để các bạn hiểu và quý trọng những bậc cha anh trước kia hơn.
Dưới đây là chi tiết một số địa điểm mà các bạn nên tham quan hoặc tìm hiểu khi có cơ hội đi du lịch Điện Biên:
Khu di tích Điện Biên Phủ
Chắc chắn rồi, đây là địa điểm mà bạn nên đến đầu tiên khi tới Điện Biên, đây là nơi khắc họa chính xác nhất sự tàn khốc của chiến tranh.
Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ bao gồm bảo tàng và tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ; đồi A1, C1, C2, D1; nghĩa trang liệt sỹ đồi A1; hầm tướng Đờ Cát; cầu và sân bay Mường Thanh; cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam; sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ…
Khu di tích bao phủ cả một vùng chảo Điện Biên, là nơi đã từng diễn ra cuộc chiến Điện Biên Phủ vào 1954, tái hiện lại những chiến công hiển hách của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược.
Cánh đồng Mường Thanh
Đứng đầu trong bốn cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc theo lời truyền khẩu “nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”, cánh đồng Mường Thanh chạy dọc theo bờ sông Nậm Rốm xòe ra như cánh hoa ban ôm lấy các di tích lịch sử của trận chiến ngày nào. Dù đi bằng cách nào thì khi đến với Mường Thanh, bạn cũng sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng vẻ trù phú của nơi đây.
Hồ Pá Khoang
Hồ Pá Khoang nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ, ẩn hiện trong mây trời non nước. Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo một phong cảnh huyền ảo, thấp thoáng nơi xa là những dãy núi trập trùng, những nếp nhà xinh xắn. Mùa hè không khí nơi đây thật dễ chịu với những luồng gió nam mát dịu. Tất cả tạo nên một khung cảnh êm đềm, thơ mộng, một thắng cảnh quyến rũ lòng người. Trong khu vực lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ Mú – là những dân tộc vẫn còn giữ được các phong tục tập quán đặc trưng của vùng Tây Bắc.
Suối khoáng nóng Hua Pe
Đến với Điện Biên, bạn hãy thử một lần tắm nước khoáng nóng ở Hua Pe, bạn sẽ thấy được sự khác biệt so với những nơi khác. Từ đâu đó trong lòng núi, những dòng nước nóng quanh năm chảy ra, đổ vào suối Nậm Pe, Hua Pe. Người ta bảo rằng, suối nước nóng thì có nhiều, nhưng để uống được thì chỉ có nước khoáng ở Hua Pe. Suối khoáng nóng Hua Pe gồm 1 bể chứa nước, 2 bể bơi lớn và các bể bơi đôi cùng nhiều công trình dịch vụ khác.
Thị xã Mường Lay
Từ khi công trình thuỷ điện Sơn La được hoàn thành, mực nước lòng hồ dâng cao khoảng 213m, diện tích rộng chừng 100ha đã tạo ra cho Mường Lay một cảnh quan du lịch sinh thái cực kỳ hấp dẫn, trên là núi dưới là hồ được ví như một Hạ Long trên cạn. Với khí hậu mát mẻ và trong lành của núi rừng Tây Bắc, Mường Lay chính là nơi giao thoa của đất trời và sông núi, của quá khứ và hiện tại. Dòng sông Đà hung dữ năm xưa giờ đây trở nên hiền hòa, phẳng lặng và xanh mênh mông tạo cho người thưởng ngoạn cảm giác thật thoải mái, nhẹ nhàng và tưởng như đang giao hòa với thiên nhiên, đất trời, non nước.
Hiện nay, Mường La đã được hỗ trợ xây dựng điện đường trường trạm, đời số bà con dân bản được nâng cao khá nhiều. Nếu các bạn đến với Mường La hoàn toàn có thể sử dụng những dịch vụ sống cơ bản mà không gặp bất cứ vấn đề gì.
Cầu Hang Tôm
Trước khi cầu Mỹ Thuận ra đời, cầu Hang Tôm là cây cầu cáp treo lớn nhất Việt Nam bắc qua sông Đà, nối liền Điện Biên với Lai Châu. Đến Tây Bắc, bất kể ai cũng muốn một lần ngược Đà Giang để được chiêm ngưỡng cây cầu này. Đứng giữa cầu, con người chỉ là một chấm nhỏ bé giữa bức tranh sơn thủy với núi non cao vút, sông sâu thác dữ, mây trắng vờn bay trên đầu… Thủy điện Sơn La đi vào hoạt động cũng là lúc nước sông Đà dâng cao, nuốt chửng cây cầu Hang Tôm huyền thoại, kết thúc sứ mạng cây cầu treo đầu tiên trên dòng Đà Giang suốt 40 năm qua. Cầu Hang Tôm từng là cây cầu dây văng lớn nhất Đông Dương mang niềm kiêu hãnh Tây Bắc mệnh danh “Đông Dương Đệ Nhất Cầu”.
Đèo Pha Đin
Là một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, địa thế đèo Pha Đin rất hiểm trở, chênh vênh, một bên là vách núi và một bên là vực sâu hun hút, chính vì vậy, khung cảnh trên đèo Pha Đin cũng trở nên hùng vĩ hơn bao giờ hết với những lớp núi nối tiếp nhau trải dài đến bất tận. Ngày nay, tuyến đường tránh đèo Pha Đin được xây dựng bám theo sườn núi các đỉnh đèo phụ phía trái quốc lộ 6 cũ, có độ cao khoảng 1.000m (thấp hơn đèo Pha Đin 200 – 400m) đã khiến xe cộ ít lưu thông qua cung đường qua đèo Pha Đin và con đèo chỉ còn phù hợp với những ai ưa mạo hiểm.
Cực Tây A Pa Chải
A Pa Chải là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam, vùng giáp biên 2 nước Trung Quốc và Lào thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Nơi này được mệnh danh là “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy”. Nằm ở độ cao 1.864 m so với mực nước biển, nơi đây tập trung chủ yếu người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác. A Pa Chải còn là địa danh gắn liền với cột mốc số 0 (không số) có tọa độ 22°23’53″N 102°8’51″E, nằm trên đỉnh núi Khoang La San thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Mường Lay
Còn nay, cùng với dòng sông, thị xã Mường Lay đã đi vào thơ ca thời đại mới với những nét đẹp hiện đại, của một thị xã tái định cư sớm chiều soi bóng xuống con sông có nguồn thủy năng lớn nhất và cũng dữ dội nhất…
Nằm ở cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Điện Biên, nối với tỉnh Lai Châu, nơi đây từng chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử. Trước đây, Mường Lay được biết đến là tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu cũ, một thị xã có diện tích nhỏ nhất nước (chưa đầy 12 nghìn ha), gồm 2 phường và 1 xã. Trung tâm thị xã nằm trong một thung lũng hẹp, dài, nơi ngã ba giao cắt của các con sông: Sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay.
Nhưng từ khi Mường Lay thực hiện chủ trương tái định cư để nhường đất cho lòng hồ thủy điện Sơn La thì diện mạo của thị xã nhỏ này bước đầu có sự chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một đô thị hiện đại với đầy đủ các phân khu chức năng và là một điểm đến du lịch nhiều hấp dẫn.
Từ khi công trình thuỷ điện Sơn La được hoàn thành, mực nước lòng hồ dâng cao khoảng 213m, diện tích rộng chừng 100ha đã tạo ra cho Mường Lay một cảnh quan du lịch sinh thái cực kỳ hấp dẫn, trên là núi dưới là hồ được ví như một Hạ Long trên cạn.
Với khí hậu mát mẻ và trong lành của núi rừng Tây Bắc, Mường Lay chính là nơi giao thoa của đất trời và sông núi, của quá khứ và hiện tại. Dòng sông Đà hung dữ năm xưa giờ đây trở nên hiền hòa, phẳng lặng và xanh mênh mông tạo cho người thưởng ngoạn cảm giác thật thoải mái, nhẹ nhàng và tưởng như đang giao hòa với thiên nhiên, đất trời, non nước.
Đến với Mường Lay, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội du ngoạn bằng thuyền trên lòng hồ, để được đắm mình với thiên nhiên mênh mông sông nước, trùng điệp núi rừng, được nghe những câu chuyện đậm sắc màu huyền sử kể về dòng Đà giang hung dữ xưa kia.
Trên đường đi vãn cảnh lòng hồ, du khách có thể ghé qua đất Lai Châu để thăm và tìm hiểu về dinh thự Đèo Văn Long, thăm mô hình nuôi cá lồng của người dân bản địa. Đặc biệt nơi đây cũng luôn hấp dẫn đối với những du khách thích khám phá và ưa mạo hiểm với các hoạt động như câu cá trên sông Đà, leo núi khám phá Hang bản Bắc hay đi bộ xuyên rừng tới thăm các bản làng xa xa nằm ẩn mình bên vách núi.
Mường Lay không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên thơ mộng mà còn lôi cuốn lòng người bởi nét văn hóa đa dạng và độc đáo của 9 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc nơi đây đều mang bản sắc văn hóa riêng, tạo nên một bức tranh văn hóa hết sức phong phú, đa dạng với những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc trưng. Mảng văn hóa tiêu biểu nhất ở Mường Lay chính là văn hóa của dân tộc Thái trắng. Mường Lay được xem là thủ phủ của người Thái trắng ở Điện Biên, là một trong những cái nôi của điệu múa nón, múa chai, múa quạt duyên dáng đã đi vào tiềm thức con người và thơ ca.
Về Mường Lay là về với vùng đất cổ, nơi mà mỗi con sông, ngọn núi, mỗi bản làng, con suối đều được gắn liền với những truyền thuyết, những câu chuyện hấp dẫn. Với những trải nghiệm, khám phá đầy cảm xúc, chắc chắn du khách sẽ thực sự hài lòng khi chọn nơi đây là điểm dừng chân trong cuộc hành trình du lịch vòng cung Tây Bắc.
Du lịch Điện Biên – hẹn nhau mùa hoa ban
Mùa hoa ban nở cũng là lúc mùa lễ hội hoa ban bắt đầu. Từ ngày 11/3 đến ngày 14/3/2017, Điện Biên tổ chức Lễ hội hoa ban và Ngày hội Văn hóa, Du lịch Điện Biên lần thứ 5. Đặc biệt ngày 12/03/2017, chương trình nghệ thuật “Rực rỡ hoa ban” sẽ được diễn ra tại Quảng trường 7/5 với màn pháo hoa khai mạc đặc sắc.
Cứ độ tháng 2 và 3 âm lịch hằng năm, khi tiết trời bắt đầu ấm lên núi rừng Tây Bắc lại khoác lên mình bộ áo mới. Mùa hoa ban bắt đầu như một biểu trưng cho vùng đất Tây Bắc. Hoa ban nở rộ nhất là đầu tháng 3 khắp núi rừng Điện Biên đâu đâu cũng thấy hoa ban bung nở, đến tháng 4 hoa ban tàn rụng ngập cả lối về.
Có hai loại hoa ban là ban trắng và ban đỏ, nhưng phổ biến nhất là ban trắng. Hoa ban trải rộng khắp các huyện như Mường Ẳng, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông, huyện Tủa Chùa, đồi Á hay dọc các con đường hướng về thành phố Điện Biên. Hoa ban trắng xóa tạo nên khung cảnh nên thơ nhẹ nhàng đi vào lòng người. Từng chùm hoa ban xòe cánh dịu dàng, e ấp và xinh đẹp tựa như người con gái Thái.
Những Cung Đường Nổi Tiếng Qua Điện Biên Cho Dân Phượt
Điện Biên – đèo Pha Đin – Sơn La
Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là “trời”, Đin là “đất” hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Với chiều dài khoảng 32 km nối tỉnh Sơn La và Điện Biên, đèo Pha Đin chính là một trong tứ đại đỉnh đèo thứ 2 của Việt Nam. Nằm trong hệ thống cao nguyên Tả Phìn, điểm cao nhất của đèo là 1.648 m so với mực nước biển.
Địa thế đèo rất hiểm trở, chênh vênh, một bên là vách núi và một bên là vực sâu hun hút, chính vì vậy, khung cảnh trên đèo Pha Đin cũng trở nên hùng vĩ hơn bao giờ hết với những lớp núi nối tiếp nhau trải dài đến bất tận. Ngày nay, tuyến đường tránh đèo Pha Đin được xây dựng bám theo sườn núi các đỉnh đèo phụ phía trái quốc lộ 6 cũ, có độ cao khoảng 1.000m (thấp hơn đèo Pha Đin 200 – 400m) đã khiến xe cộ ít lưu thông qua cung đường qua đèo Pha Đin và con đèo chỉ còn phù hợp với những ai ưa mạo hiểm.
Pắc Ma – Mường Tè – A Pa Chải
Ở cung đường này, khó nhằn nhất chính là đoạn Pắc Ma – Mường Tè. Để đến được nơi dòng sông Đà bắt đầu chảy vào đất Việt quả thật không hề dễ dàng chút nào. Bạn sẽ được chiêu đãi nào là đá dăm, đá tảng, bùn lầy suốt quãng đường đi. Ở Pắc Ma có ngôi làng của người dân tộc Hà Nhì sinh sống giữa thiên nhiên thoáng đãng. Cuộc sống của người dân nơi địa đầu Tổ quốc tuy còn nhiều thiếu thốn và khó khăn về vật chất, thế nhưng dường như lại không thể quật ngã mà lại còn trui rèn cho họ một sức sống quật cường và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Từ Mường Tè đến A Pa Chải, cực Tây của Việt Nam lại là một câu chuyện khác. Phải chạy xe rất lâu bạn mới có thể thấy được một vài bản làng nhỏ nằm ẩn khuất dưới những thung lũng. Còn lại chỉ có cỏ cây, hoa lá, núi rừng, tiếng chim hót và cả tiếng suối chảy có thể nghe rõ mồn một từ trên cao. Càng đến gần địa phận A Pa Chải, cư dân càng thưa thớt, cảm giác như bạn và thiên nhiên đã hoà vào làm một. Nếu có thời gian, hãy thử thách bản thân mình khi tự băng qua những cây cầu treo mỏng manh chỉ đủ một người đi của dân địa phương tự làm, phía dưới là dòng nước chảy xiết đến đến đáng sợ. Hay ngâm mình trong một dòng suối trong vắt của Tây Bắc, mọi mệt mỏi khi vượt những cung đường khó khăn sẽ tan biến hết thảy, giúp bạn lấy lại năng lượng để chinh phục cực Tây A Pa Chải một cách dễ dàng.
Mường Nhé – Điện Biên
Cung đường dọc biên giới phía Tây Việt Nam sẽ khiến bạn mất hết khái niệm giờ giấc khi đến tận 7 giờ tối mà trời vẫn còn sáng như thể mới 5 giờ chiều. Điện Biên – chảo lửa của vùng quân sự những năm 1954 sẽ chào đón bạn bằng tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1 rất uy nghi và anh dũng. Về Điện Biên, bạn đừng bỏ qua bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, tham quan đồi A1, đồi D1, hầm tướng Đờ Cát, sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ… Tất cả đã tạo nên một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy khắp năm châu như thế nào.
Điện Biên cũng là tỉnh có nhiều người dân tộc Thái sinh sống, cánh đồng lúa Mường Thanh nổi tiếng từ lâu đã đi vào câu thành ngữ “nhất Thanh – nhì Lò – tam Than – tứ Tấc” để nói đến độ trù phú và rộng lớn của vựa lúa này mang lại. Bạn cũng đừng bỏ qua suối nước nóng Thanh Luông với nguồn suối nước khoáng nóng chảy ra từ lòng núi, quanh năm với nhiệt độ 60 độ C, phía bên là hồ nước nhân tạo Pe Luông trong xanh, mát mẻ, xung quanh là núi đồi bao phủ, cây cối xanh tươi, tạo nên sự hài hòa âm dương giữa trời và đất. Từ đó hình thành điểm du lịch sinh thái tắm nước khoáng nóng và nghỉ dưỡng chữa bệnh, thu hút ngày càng nhiều du khách tìm đến.
Đặc Sản Điện Biên
Xôi nếp nương
Nếp nương được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Bắc nhưng nói đến loại nếp ngon nhất người ta thường nghĩ ngay đến nếp nương – đặc sản ở Điện Biên. Những hạt nếp nương Điện Biên căng tròn, khi nấu lên có vị ngọt, thơm, mềm dẻo. Cây lúa nếp Điện Biên “uống nước” của núi rừng, cộng với khí hậu đặc trưng của Tây Bắc nên lúa nếp nương ở đây săn, chắc, thơm vô cùng.
Nếp nương mà được những người phụ nữ Thái đồ xôi thì quả thật tuyệt vời xôi mềm, dẻo nhưng không dính tay. Người dân tộc Thái thường dùng xôi nếp nương chung với cá nướng, thịt lợn nướng… Cá nướng được tẩm ướp cùng với hạt mắc khén (một loại gia vị đặc trưng có vị cay và rất thơm) cùng với ớt, sả, gừng, rồi nướng bằng hơi nóng lửa than hồng cho đến khi chín vàng mới đúng hương vị của núi rừng Tây Bắc. Khách du lịch khi ghé Điện Biên thường mua những cái ếp xôi nóng hổi của người dân tộc Thái để mang đi đường ăn cho ấm bụng.
Gạo tám
Gạo tám Điện Biên là món ngon của vùng núi Tây Bắc, là đặc sản của Điện Biên . Gạo được trồng tại cánh đồng Mường Thanh nơi có khí hậu thổ nhưỡng rất thích hợp nên gạo đặc biệt thơm ngon, dẻo ngọt, đậm đà, giàu giá trị dinh dưỡng. Gạo Điện Biên nơi Mường Thanh mang vị thơm ngon khác lạ. Không biết có phải do rừng, do đất, do nước sông Nậm ngấm vào hay không mà gạo tám lại ngon đến thế. Gạo tám Điện Biên nhìn vào là thấy khác, đều, căng bóng, hạt nhỏ, màu đục chứ không trắng như gạo tám thường. Chưa cần nấu thành cơm đã thấy mùi vướng vất.
Cơm gạo Điện Biên dẻo như cơm nếp, thơm thoang thoảng, khi nhai có vị đậm… Gạo tám vừa thơm vừa dẻo nên đồng bào thường dùng nấu cơm lam hay làm khẩu cắm (như đồ xôi với lá cẩm, khiến vị xôi ngậy, dẻo thơm, ngon miệng), khẩu háng (đồ thóc rồi đem phơi khô, xát vỏ rồi đồ chín), khẩu papa (tựa như dưới xuôi làm bánh nếp).
Thịt trâu hun khói
Thịt trâu gác bếp là một những món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc vùng núi Tây Băc, một trong những đặc sản Điện Biên nổi tiếng. Để làm món thịt trâu ngon, người ta phải lọc cẩn thận hết gân, lọc sạch bạc nhạc, sau đó thái miếng dọc thớ rồi ướp với hỗn hợp gia vị gồm sả, gừng, tỏi, ớt khô băm nhỏ, mắc khén giã nát rồi để khoảng 2-3 tiếng, sau đó lấy que xiên và sấy trên than củi, để xa cho thịt chín từ từ, chín đều.
Thịt được sấy cho đến khi vừa chín để không làm mất vị ngọt của thịt. Khi ăn, người ta hay cho vào chõ hấp lại khoảng 30 phút. Vị ngọt của thịt trâu đượm trong sự đậm đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao.
Pa pỉnh (cá nướng)
Với sự pha trộn khéo léo và kết hợp giữa các loại gia vị độc đáo, món cá nướng là món ăn mang đậm hương vị Tây Bắc, một đặc sản Điện Biên không thể bỏ qua của khách du lịch nơi đây.
Để làm món cá nướng, người ta dùng các loại cá như cá chép, trôi, mè trắm, khoảng hơn 1kg được mổ ở dọc phía lưng, rồi rửa sạch để ráo nước, xoa một ít muối rang vào bên trong cá để thêm đậm đà.
Hỗn hợp để tẩm ướp gồm mắc khén, ớt tươi nghiền nát, hành tươi, rau thơm, rau mùi thái nhỏ…trộn đều rồi nhồi vào bụng cá. Sau đó, cá được gập đôi lại rồi dùng nẹp tre nẹp cá nướng lên than hồng.
Khi cá chín vàng, con cá được gỡ ra phải nguyên vẹn, không vỡ nát, dậy mùi gia vị bên trong, khi ăn cảm nhận được vị ngọt béo của cá, vị cay của ớt, mắc khén, màu xanh của hành, rau thơm lẫn màu vàng của thịt da cá trông rất hấp dẫn.
Bắp cải cuốn nhót xanh
Món ăn nghe lạ lẫm này khiến nhiều người tò mò lên Điện Biên tìm ăn thử. Ăn rồi mới thấy ấn tượng khó phai về một trong những đặc sản của Điện Biên này. Nhót xanh tươi còn non trên cây được ngắt xuống, rửa sạch lớp phấn còn trắng bên ngoài.
Nghĩ đến lúc chấm xuống bát chẳm chéo, hình dung ra cái vị chua chua, cay cay mà thêm hứng khởi. Bắp cải nhà trồng chọn cái vừa tầm, chưa già mà cũng không non cộng thêm vài lá tỏi, lá rau mùi, ít gừng thái lát nữa là được.
Tuyệt chiêu hút khách của món này là nước chấm có cái tên lạ lạ: “chẳm chéo”. Đó là sự hòa quyện của tỏi khô, gừng, ớt, rau mùi, mắc khén, sả… giã nhuyễn, trộn vào chút nước mắm hoặc muối.
Sau đó, lấy bắp cải cho nhót, gừng, mùi, lá tỏi vào cuốn rồi chấm với chẳm chéo. Miếng nào miếng ấy đều đủ vị chua, cay, mặn, ngọt và thơm lừng dù không có thịt. Cứ hết miếng này đến miếng khác bên mâm và râm ran những câu chuyện, sẽ làm cho món ăn thêm ngon, thêm tình.
Bánh dày
Bánh dày – đặc sản Điện Biên – là một loại bánh không thể thiếu trong trong ngày tết của người Mông.
Cũng từ nếp nương, các công đoạn làm bánh yêu cầu phải làm thủ công nên rất mất thời gian. Nghe nói, nếp sau khi đồ là hương tỏa khắp buôn bản. Sau đó, phải dùng tay giã nhuyễn rồi mới gói bằng lá dong rừng.
Bánh dày có thể để được rất lâu, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đầu xuân. Bánh dày này có thể ăn cùng với chả, giò, hay chỉ nướng trên than hồng hoặc chấm với chút mật ong rừng đều mang vị khó quên.
Rau ban
Những du khách lên Điện Biên vào tháng 3 sẽ thấy ngập sắc ban trắng, ban đỏ, ban tím. Người Thái ở đây thường sử dựng loại hoa và lá ban non để chế biến thành các món ăn phục vụ cho bữa ăn hàng ngày như hoa ban xào thịt lợn rừng, nộm hoa ban củ riềng, hoa ban nộm vừng…
Các món ăn này đều rất ngon và rất dễ ăn, vị ngon ở từng món ăn cũng rất khác nhau, mang lại những hương vị đặc biệt. Và không thể phủ nhận rau ban cũng thuộc danh sách những đặc sản của Điện Biên.
Măng đắng
Măng đắng là đặc sản Điện Biên và là món ăn rất phổ biến của người Điện Biên. Với măng đắng, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như xào, luộc, nướng, hầm xương. Đơn giản nhất là món măng đắng chấm với chẩm chéo (thứ nước chấm độc đáo đặc trưng của người Thái) khiến nhiều người mê mẩn.
Với nhiều người lên Điện Biên lại thích món măng đắng nướng vì nó vẫn còn giữ được nguyên vị đắng, chát. Khác với các loại măng tươi khác khi chế biến cần phải ngâm muối để khử hết vị đắng, cái ngon ở măng đắng Điện Biên chính là vị đắng khó quên.
Măng đắng có thể chế biến rất nhiều cách từ ăn sống cho tới nấu canh hay phơi khô, nên các bạn hoàn toàn có thể mua một ít măng về làm quà cho gia đình và bạn bè nhé.
Lưu Ý Khi Đi Du Lịch Điện Biên
Nên
Đi du lịch Điện Biên vào thời điểm từ tháng 9 – tháng 11 là hợp lý nhất.
Kiểm tra và bảo dưỡng kỹ lưỡng xe trước khi đi.
Nghỉ ngơi đầy đủ khi cảm thấy mệt.
Tuân thủ luật giao thông.
Lên kế hoạch đi đầy đủ và chi tiết.
Chuẩn bị đầy đủ quần áo ấm và các loại thuốc.
Mang đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân.
Tôn trọng văn hóa người dân bản địa tại Điện Biên.
Mang theo 1 ít bánh kẹo hoặc sách vở tặng cho các em nhỏ dân tộc.
Không Nên
Xả rác bừa bãi tại các điểm du lịch.
Đi tới các địa điểm ngoài lịch trình mà chưa có nhiều thông tin.
Chạy đường đèo vào buổi tối.
Chụp ảnh khi chưa có sự cho phép của người dân địa phương.
Đi một mình vào các khu vực rừng núi.
Di chuyển ngay khi vừa ăn uống xong.
Làm hư hại hoặc thay đổi các địa điểm di tích.
Xem thêm: Du Lịch Sapa Về Đêm Có Gì?